• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự em gái đi phượt hà giang bị hiếp ?

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Các xe tăng đầu tiên của Mỹ đến Triều Tiên và tham chiến là các xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee được để lại Nhật Bản cho nhiệm vụ chiếm đóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (các xe tăng hạng nặng có thể làm hỏng đường sá Nhật Bản). Các xe tăng hạng nhẹ này có rất ít cơ hội chống lại xe tăng T-34/85 hạng trung vượt trội hơn của các lực lượng Bắc Triều Tiên. Các chuyến tàu vận chuyển sau đó gồm các xe tăng hạng nặng của Mỹ như M4 ShermanM26 Pershing, xe tăng Centurion của Anh Quốc cũng như các khu trục cơ tấn công mặt đất của phe Đồng minh và Mỹ đã có thể vô hiệu hóa lợi thế về xe tăng của Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, khác với việc sử dụng cơ giới nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có rất ít các trận đấu xe tăng đã xảy ra trong suốt cuộc chiến Triều Tiên. Địa hình rừng núi dày đặc của đất nước khiến cho xe tăng hoạt động không hữu hiệu, nhưng nó có thể được dùng như một loại vũ khí yểm trợ từ xa, chuyên dùng pháo để bắn vào kẻ địch phòng thủ trên một ngọn đồi hay vách đá.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Vào đầu năm 1951, các chiến tuyến được củng cố và không thay đổi nhiều trong suốt phần còn lại của cuộc chiến.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Nứng lòn mong manh phải chịu thôi, kể nể gì nữa. Gái gì kì trai lạ đã giật mồng tăng tăng
Vào ngày 5 tháng 11 năm 1950, Tướng Stratemeyer đã đưa ra mệnh lệnh: "Máy bay dưới sự kiểm soát của nhóm Không lực số 5 sẽ phá hủy tất cả các mục tiêu bao gồm tất cả các tòa nhà có khả năng trú ẩn". Cùng ngày, 22 chiếc B-29 tấn công Kanggye, phá hủy 75% thành phố. Sau khi MacArthur bị cách chức Tư lệnh Tối cao ở Triều Tiên vào tháng 4 năm 1951, những người kế nhiệm ông vẫn tiếp tục chính sách này và cuối cùng đã mở rộng nó cho toàn bộ Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ đã ném tổng cộng 635.000 tấn bom, trong đó có 32.557 tấn napalm tại Triều Tiên, nhiều hơn số bom dùng trong toàn bộ mặt trận Thái Bình Dương hồi Chiến tranh thế giới thứ hai
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Hầu như mọi tòa nhà lớn ở Bắc Triều Tiên đều bị phá hủy.[119][120] Đại tá Mỹ William F. Dean, báo cáo rằng phần lớn các thành phố và làng quê Bắc Triều Tiên chỉ còn là đất đá vôi hoặc hoang mạc.[121][122] Ngày 28 tháng 11 năm 1951, Bộ Tư lệnh không quân ném bom báo cáo về kết quả của chiến dịch ném bom của Mỹ: 95% của Manpojin, cùng với 90% của Hoeryong, NamsiKoindong, 85% của Chosan, 75% của SakchuHuichon và 20% của Uiju đã bị phá hủy. Theo đánh giá thiệt hại từ phía Mỹ, "18 trong số 22 thành phố lớn ở Bắc Triều Tiên ít nhất đã bị phá hủy một nửa"
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Ngày 5 tháng 4 năm 1950, Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (JCS) ra các chỉ thị dội bom trả đũa vào các căn cứ quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng vũ khí nguyên tử nếu như bất cứ tập đoàn quân nào của Trung Hoa vượt biên giới vào Triều Tiên hoặc nếu các oanh tạc cơ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay của Quân đội Nhân dân Triều Tiên mở các cuộc không kích Triều Tiên từ các căn cứ đó. Tổng thống Hoa Kỳ ra lệnh chuyển 9 quả bom hạt nhân Mark 4 "cho liên đoàn oanh tạc cơ số 9 của Không quân Hoa Kỳ, đây là đơn vị được giao phó mang loại vũ khí này... [và] ký lệnh sử dụng chúng chống lại các mục tiêu Triều Tiên và Trung Quốc". Tuy nhiên ông chưa bao giờ truyền lệnh sử dụng chúng.[124]

Trong cuốn The Origins of the Korean War (1981, 1990), sử gia Hoa Kỳ Bruce Cumings cho biết rằng trong một cuộc họp báo ngày 30 tháng 11 năm 1950, những lời ám chỉ tấn công Quân đội Nhân dân Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Truman "là lời đe dọa dựa trên kế hoạch bất ngờ sử dụng bom hạt nhân, chớ không phải lỡ lời như nhiều người lầm tưởng như vậy". Ngày 30 tháng 11 năm 1950, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược của Không quân Hoa Kỳ được lệnh "gia tăng khả năng của mình, và sự gia tăng này gồm có khả năng nguyên tử".[125]

Đại sứ Ấn Độ, Kavalam Panikkar, cho biết "Truman đã thông báo rằng ông đang nghĩ đến việc sử dụng bom nguyên tử tại Triều Tiên. Nhưng người Trung Hoa dường như hoàn toàn chẳng hề lay động bởi mối đe dọa này... Họ gia tăng cường độ tuyên truyền chống sự xâm lấn của người Mỹ. Chiến dịch 'Kháng Mỹ viện Triều' trở thành khẩu hiệu thúc đẩy tăng gia sản xuất, đoàn kết quốc gia hơn, và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các hoạt động chống phá quốc gia. Có người còn nghĩ rằng lời đe dọa của Truman rất là hữu ích đối với các nhà lãnh đạo Cách mạng Trung Hoa, giúp cho họ giữ vững nhịp điệu hoạt động của họ
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Tổng thống Truman lưu ý rằng chính phủ của ông tích cực xem xét đến việc sử dụng bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh tại Triều Tiên nhưng ông cũng nói rằng chỉ có ông - với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ - mới có quyền ra lệnh sử dụng bom nguyên tử, và rằng ông đã chưa cho phép. Vấn đề chiến tranh nguyên tử là quyết định riêng của Hoa Kỳ, không phải là quyết định chung của Liên Hợp Quốc. Ngày 4 tháng 12 năm 1950, Truman họp với Thủ tướng Anh và phát ngôn viên Khối Thịnh vượng chung Anh Clement Attlee, Thủ tướng Pháp René Pleven, và Ngoại trưởng Robert Schuman để thảo luận những mối quan tâm của họ về chiến tranh nguyên tử và việc khả dĩ mở rộng nó trên lục địa. Hoa Kỳ kiềm chế phát động cuộc chiến tranh nguyên tử không phải vì "Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không muốn leo thang" Chiến tranh Triều Tiên mà vì các đồng minh Liên Hợp Quốc - đáng nói là Vương quốc Anh, Khối thịnh vượng chung Anh, và Pháp - quan tâm về sự thiếu cân bằng địa chính trị khiến cho khối NATO khó phòng vệ trong lúc Hoa Kỳ đánh nhau với Trung Quốc. Trung Quốc khi đó có thể thuyết phục Liên Xô tiến công đánh chiếm Tây Âu
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Ngày 6 tháng 12 năm 1950, sau khi Trung Quốc can thiệp và đẩy lui các lục quân thuộc Bộ tư lệnh Liên Hợp Quốc khỏi phía bắc Bắc Triều Tiên, Đại tướng J. Lawton Collins (Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ), Đại tướng MacArthur, Đô đốc C. Turner Joy, Đại tướng George E. Stratemeyer, và các sĩ quan tham mưu là Thiếu tướng Doyle Hickey, Thiếu tướng Charles A. Willoughby, và Thiếu tướng Edwin K. Wright họp tại Tokyo để thảo chiến lược đối đầu cuộc can thiệp của Trung Quốc; họ xét đến ba kịch bản tiềm năng về chiến tranh nguyên tử bao gồm những tuần và tháng kế tiếp của chiến tranh.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Trong kịch bản thứ ba: Nếu Quân chí nguyện Trung Hoa đồng ý không vượt ranh giới vĩ tuyến 38 độ thì Đại tướng MacArthur sẽ đề nghị Liên Hợp Quốc chấp nhận một cuộc đình chiến, không cho phép Quân chí nguyện Trung Hoa và Quân đội Nhân dân Triều Tiên hiện diện ở phía nam vĩ tuyến, và yêu cầu các du kích quân của Quân chí nguyện và Quân đội Nhân dân Triều Tiên rút về phía bắc. Lục quân 8 của Hoa Kỳ sẽ ở lại để bảo vệ khu vực Seoul–Incheon trong khi đó Quân đoàn X sẽ rút về Pusan. Một ủy ban Liên Hợp Quốc sẽ giám sát việc thực thi đình chiến.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Năm 1951, Hoa Kỳ leo thang gần sát đến chiến tranh nguyên tử tại Triều Tiên. Vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã triển khai thêm các tập đoàn quân mới đến biên giới Trung-Triều nên các quả bom nguyên tử được lắp ráp sẵn sàng cho Chiến tranh Triều Tiên, "chỉ còn thiếu có lõi nguyên tử thiết yếu" tại Căn cứ Không quân Kadena, Okinawa. Tháng 10 năm 1951, Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Hudson Harbor để thử khả năng của vũ khi hạt nhận. Các oanh tạc cơ B-29 của Không quân Hoa Kỳ thực hiện các vụ thực tập ném bom riêng lẻ xuất phát từ Okinawa đến Bắc Hàn (sử dụng các quả bom thông thường và hạt nhân giả), được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota nằm ở giữa phía đông Nhật Bản. Chiến dịch Hudson Harbor đã thử nghiệm về "chức năng thật sự của tất cả các hoạt động mà một cuộc tấn công nguyên tử cần có trong đó gồm có việc lắp ráp và thử nghiệm, dẫn dắt, kiểm soát mục tiêu không kích từ mặt đất". Dữ liệu về cuộc thử nghiệm không kích cho thấy rằng về chiến thuật bom nguyên tử không có hiệu quả chống lại bộ binh địch vì "việc phát hiện đúng lúc quân số địch đông đảo thì rất hiếm có".
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu vũ trang đầu tiên của Chiến tranh lạnh và đặt chuẩn mực cho nhiều cuộc xung đột sau này. Nó tạo ra ý tưởng cho một cuộc chiến tranh giới hạn mà hai siêu cường đánh nhau tại một quốc gia khác, khiến cho người dân tại quốc gia đó chịu nhiều sự tàn phá to lớn và chết chóc trong một cuộc chiến giữa hai quốc gia to lớn như thế. Các siêu cường tránh rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện với nhau, cũng như tránh việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại nhau. Nó cũng mở rộng Chiến tranh lạnh đến mức độ gây lo ngại phần lớn cho châu Âu.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Hoa Kỳ không tiên đoán được cuộc xâm lăng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên và KMAG đã sai lầm khi kết luận rằng Quân đội Đại Hàn Dân quốc có thể chống đỡ được một cuộc xâm lăng nếu nó xảy ra. Tuy nhiên khi Hàn Quốc bị tấn công, Hoa Kỳ đã quyết định can thiệp vì Hàn Quốc. Tổng thống Truman đã ra lệnh hỗ trợ bằng không hải lực trong những thời gian đầu tiên của cuộc xung đột và sau đó tiến hành gởi binh sĩ bộ binh đến tham chiến. Việc bại trận của Lực lượng Đặc nhiệm Smith cho thấy tầm quan trọng của huấn luyện đầy đủ sau thời chiến phải đi đối với hỗ trợ cơ giới và không quân trong các chiến dịch chiến đấu.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
MacArthur đã đánh giá thấp tài năng và quyết tâm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nhưng đã nhìn nhận ra sai lầm của mình khi ông kết luận rằng phải có hơn 4 sư đoàn Hoa Kỳ cần đến để đánh bại đối phương. Các nỗ lực phối hợp của Quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc dưới quyền tư lệnh của Tướng Walker cộng với ưu thế về hải quân và không đã làm chậm cuộc tiến quân về miền nam của quân Triều Tiên và kết thúc cuộc tiến quân đó trong một cuộc phòng thủ Vành đai Pusan khó khăn nhưng thành công. Chiến sư có cường độ lớn như được phản ảnh qua con số thương vong của Mỹ đến giữa tháng 9 năm 1950 là 4.599 tử trận, 12.058 bị thương, 401 được báo cáo là bị bắt, và 2.107 được báo cáo mất tích. Tuy nhiên, những tuần lễ rút lui thê thảm và chết chóc chẳng bao lâu xoay chuyển tình thế: Sự giải tỏa bao vây Vành đai Pusan cùng với cuộc đổ bộ lên Inchon của Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến và Sư đoàn 7 Bộ binh trong tuần thứ ba của tháng 9
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm kiếm giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Với việc Liên Hợp Quốc chấp thuận lời đề nghị ngừng bắn của Ấn Độ, lệnh ngừng bắn được thiết lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Triều Tiên phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Nam Triều Tiên và Mỹ. Kaesong, nơi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình, vốn là cố đô của Triều Tiên, là phần đất của miền Nam trước khi các cuộc xung đột bùng nổ nhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc. Cho đến bây giờ cũng không có một hiệp định hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, Nam và Bắc Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù Bắc Triều Tiên và Mỹ đã ký kết Hiệp định Đình chiến nhưng Lý Thừa Vãn từ chối ký kết vào văn kiện này










 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ, trái với niềm tin phổ biến ở phương Tây, đã không thể cung cấp cho Ukraine đủ hệ thống phòng không và tên lửa bởi giá thành cực đắt, cựu đặc vụ CIA Larry Johnson cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh YouTube Dialogue Works.

Ông cho biết, ngay từ đầu Mỹ và các đồng minh NATO đã dự kiến đặt mua mười nghìn tên lửa MIM-104 cho hệ thống Patriot cho chính quyền Kiev nhưng họ đã không sản xuất đủ cho lực lượng phòng không Ukraine.

Theo ông, Mỹ sẽ không thể cung cấp cho Kiev số lượng tên lửa như dự kiến ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng nước này tập trung toàn lực để tăng sản lượng chế tạo.

Thế nhưng, thậm chí Mỹ có đủ 10.000 tên lửa thì con số này cũng không thể đánh chặn hết tên lửa của Nga, bởi tiềm lực của Moscow đã vượt xa đáng kể khả năng quân sự của Ukraine và cả khối NATO.

Theo ông, mỗi một tên lửa của Nga đi vào không phận, Ukraine cần phóng hai tên lửa Patriot để bắn hạ vì vậy, với mười nghìn tên lửa Ukraine có thể bắn hạ 5 nghìn tên lửa Nga, nhưng kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt đến nay, theo số liệu không đầy đủ, Moscow đã phóng tới khoảng 7.450 tên lửa.

Như vậy, Ukraine phải cần ít nhất là 15.000 quả tên lửa Patriot mới có thể đánh chặn đủ số tên lửa Nga (trên lý thuyết).

Và để có số tên lửa này, Mỹ và các đồng minh sẽ cần gom đủ cho Ukraine ít nhất là khoảng 70 tỷ USD, bởi mỗi quả Patriot bán cho Quân đội Mỹ đã có giá lên tới 4 triệu USD, phiên bản xuất khẩu lên tới ít nhất 5 triệu USD/quả.

Ví dụ như vào ngày 03/01 vừa qua, NATO thông báo các nước thành viên của khối gồm: Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha đã ký hợp đồng mua 1.000 tên lửa Patriot trị giá 5,5 tỷ USD, với sự hỗ trợ của Cơ quan mua sắm NATO, để tăng cường khả năng phòng không.

Như vậy, mỗi quả tên lửa Patriot phóng đi sẽ tương đương với việc Kiev tiêu hết 5,5 triệu USD và mỗi khi Nga phóng 1 quả tên lửa, Kiev sẽ đốt ngay lập tức khoảng 10 triệu USD (mà hiệu quả chưa thể khẳng định chắc chắn).

Trong khi đã phải tốn 2 quả Patriot để đánh chặn mỗi quả tên lửa tấn công, giá mỗi quả tên lửa của Nga rẻ hơn rất nhiều so với tên lửa đánh chặn của Mỹ.

Như vậy, theo các chuyên gia, Nga không cần đánh mà chỉ cần phóng tên lửa vào lãnh thổ Ukraine cũng đủ khiến NATO và Ukraine “sạt nghiệp”.

Ông Larry Johnson còn thẳng thắn chỉ trích những tuyên bố mang tính mị dân của phương Tây về cuộc xung đột Nga-Ukraine đang lâm vào “tình trạng bế tắc”.

Theo ông, “tình trạng bế tắc” có nghĩa là không bên nào có bước đi đột phá, nhưng Moscow có quá nhiều ưu thế trước Kiev như hệ thống phòng không, máy bay không người lái, tên lửa, quân số…; trong khi Ukraine không có gì để đối chọi với những ưu thế của Nga.

Chính quyền Kiev trong những tháng gần đây đã nhiều lần thông báo về tình trạng thiếu vũ khí và đạn dược nghiêm trọng của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Ngoài tên lửa phòng không, quân đội nước này đang phải đối mặt với tình trạng đói đạn pháo dẫn đến không ngăn được bước tiến của Nga.
 
Bên trên