• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Giới thiệu box: Triết học phương Đông (Kén khách)

allendinh

Yếu sinh lý
Tao bên xamvc nhảy vào đây. Tao muốn hỏi: Cơ chế của tái sinh và luân hồi 1 cách dễ hiểu.
Nói dễ hiểu thì bản chất của thế giới là mọi sự khởi đầu đều dẫn đến kết thúc, dù nhanh hay chậm, không có gì có sự bắt đầu mà mãi mãi trường tồn.
Khát ái khiến sinh bắt đầu, sinh bắt đầu thì sẽ kết thúc. Vòng lặp bất tận của sự bắt đầu và kết thúc đó gọi là luân hồi. Mày chú ý về cuộc sống hàng ngày sẽ thấy.
Tái sinh nói dễ hiểu là 1 linh hồn hay chân ngã cố định liên tục sinh ra và chết đi.
Luân hồi là chiêm nghiệm, tái sinh là niềm tin chưa được kiểm chứng.
 

silentnight

Yếu sinh lý
Nói dễ hiểu thì bản chất của thế giới là mọi sự khởi đầu đều dẫn đến kết thúc, dù nhanh hay chậm, không có gì có sự bắt đầu mà mãi mãi trường tồn.
Khát ái khiến sinh bắt đầu, sinh bắt đầu thì sẽ kết thúc. Vòng lặp bất tận của sự bắt đầu và kết thúc đó gọi là luân hồi. Mày chú ý về cuộc sống hàng ngày sẽ thấy.
Tái sinh nói dễ hiểu là 1 linh hồn hay chân ngã cố định liên tục sinh ra và chết đi.
Luân hồi là chiêm nghiệm, tái sinh là niềm tin chưa được kiểm chứng.
Chưa được kiểm chứng nhưng nó là có thật. Bản thân khoa học cũng dựa vào niềm tin cả thôi.
Ý tao muốn hỏi: Cơ chế của "thức tái sanh" khi đi đầu thai vào thân xác khác diễn ra như thế nào?
 

olaolachacha

Yếu sinh lý
Chưa được kiểm chứng nhưng nó là có thật. Bản thân khoa học cũng dựa vào niềm tin cả thôi.
Ý tao muốn hỏi: Cơ chế của "thức tái sanh" khi đi đầu thai vào thân xác khác diễn ra như thế nào?
Một thằng chứng ngộ sẽ không bao giờ trả lời mày câu hỏi này. Vì câu hỏi này không thể trả lời mà không tạo ra ảo tưởng.
Còn bọn trả lời câu hỏi này cho mày toàn bọn xạo lìn, đừng tin.
 

silentnight

Yếu sinh lý
Một thằng chứng ngộ sẽ không bao giờ trả lời mày câu hỏi này. Vì câu hỏi này không thể trả lời mà không tạo ra ảo tưởng.
Còn bọn trả lời câu hỏi này cho mày toàn bọn xạo lìn, đừng tin.
Thời Phật còn tại thế các đệ tử còn hỏi các câu như vũ trụ, con người sinh ra từ đâu thì tại sao thớt bảo là "muốn tìm hiểu sâu bản chất vấn đề từ nhiều góc cạnh" thì lại không được hỏi. Hay khó quá nên không trả lời. Phật dạy rằng hãy luôn biết đặt câu hỏi hay nghi vấn mọi cái để tìm lẽ phải, nếu bọn mày tìm hiểu kỹ về Duy thức học thì tao hi vọng có được câu trả lời từ bọn mày chứ không trả lời kiểu như mày.
 

olaolachacha

Yếu sinh lý
Thời Phật còn tại thế các đệ tử còn hỏi các câu như vũ trụ, con người sinh ra từ đâu thì tại sao thớt bảo là "muốn tìm hiểu sâu bản chất vấn đề từ nhiều góc cạnh" thì lại không được hỏi. Hay khó quá nên không trả lời. Phật dạy rằng hãy luôn biết đặt câu hỏi hay nghi vấn mọi cái để tìm lẽ phải, nếu bọn mày tìm hiểu kỹ về Duy thức học thì tao hi vọng có được câu trả lời từ bọn mày chứ không trả lời kiểu như mày.
Và mày nên để ý rằng phật luôn bảo "mấy câu xàm lờ đấy trả lời cũng éo làm tụi bây khôn lên được đâu. Giữ thời gian và đầu óc mà tu hành thì mới có hiệu quả"

Mày thử check xem có đúng như tao nói ko =))
 

silentnight

Yếu sinh lý
Và mày nên để ý rằng phật luôn bảo "mấy câu xàm lờ đấy trả lời cũng éo làm tụi bây khôn lên được đâu. Giữ thời gian và đầu óc mà tu hành thì mới có hiệu quả"

Mày thử check xem có đúng như tao nói ko =))
Mày nói đúng, và tao biết khi tao nói như trên thì nếu mày biết về Phật sẽ trả lời câu i như vậy, nhưng nếu ai cũng nói như mày thì Phật giáo không thể phát triển như hôm nay, bản chất con người luôn muốn tìm hiểu những gì bí ẩn. Câu hỏi thì vẫn là câu hỏi, và thời Đức Phật là 2500 năm trước, những câu hỏi kiểu như trên không sốt ráo bằng bây giờ.
 

olaolachacha

Yếu sinh lý
Mày nói đúng, và tao biết khi tao nói như trên thì nếu mày biết về Phật sẽ trả lời câu i như vậy, nhưng nếu ai cũng nói như mày thì Phật giáo không thể phát triển như hôm nay, bản chất con người luôn muốn tìm hiểu những gì bí ẩn. Câu hỏi thì vẫn là câu hỏi, và thời Đức Phật là 2500 năm trước, những câu hỏi kiểu như trên không sốt ráo bằng bây giờ.
Con đường của phật chú trọng vào tự chứng. Sự tự chứng diễn ra khi người ta trải qua cái gì đó và xác nhận rằng nó là đúng.
Nhưng có 1 số thứ chỉ khi mày là bọn chứng ngộ, hoặc thiền định đạt cấp siêu cao mày mới xác nhận được. Phật từng mô tả về các câu hỏi và ảo tưởng "của những kẻ mà đã thiền định ở cấp cao" và đã có những kinh nghiệm thực sự "tự chứng" về bản chất thế giới.
Tới lũ đó. Tự chứng được những thứ siêu phàm. Mà đang còn có khả năng mắc phải ảo tưởng. Thì liệu lũ chỉ học vẹt trên giấy đạt được giác ngộ kiểu gì ?

Còn theo phật mô tả, bản chất của thế giới là vận hành, khởi sinh, suy bại, hoại diệt đều do nghiệp lực. Khi mà còn nghiệp lực thì vẫn còn tương tác, vẫn còn xoay vòng. Mọi thứ trong thế giới cũng phải chịu quy luật như vậy.

Thay vì trả lời về mấy cái câu hỏi mà sau khi chết mày chưa chắc đã tự trả lời được thì tao sẽ ví dụ cho mày dễ hiểu hơn về cái gọi là "nghiệp lực"

Tao chửi bới xúc phạm 1 thằng nào đó ở 1 diễn đàn nào đó. Nó cay cú.
Khi nó cay cú, nó tạo thành 1 chấp niệm trong đầu nó muốn trừng trị tao vào 1 thời điểm không xác định trong tương lai.
Sau đó, nó chờ đợi, quan sát cái cơ hội để có thể "trừng phạt". Việc chờ đợi này chính là do cái gọi là "nghiệp lực". Việc "trừng phạt" (nếu có) sau đó chính là nghiệp quả, kết quả.

Và nghiệp lực này chỉ biến mất khi mà việc "trừng phạt" xảy ra, hoặc khi thằng kia nhận thấy rằng "vô nghĩa làm sao, sao tao phải đi trừng phạt mấy cái thể loại cặn bã đấy ? Cứ để đời tự dạy nó. Tao còn nhiều việc khác để làm".

Trong bản thân mỗi người đều tồn tại những "nghiệp lực" như vậy. Những lực này thao túng hành động của họ, suy nghĩ của họ (trong kiếp sống của họ) từ trước khi họ sinh ra (trai gái qhtd cũng là do nghiệp lực), và rõ ràng , cả sau khi họ chết đi.

Và mày có thể tự chứng như thế này "khi mà mày vẫn còn tồn tại nghiệp lực trong cơ thể, trong tâm thức thì vẫn bị nó thao túng. Chỉ khi nghiệp lực biến mất, mày mới thoát được khỏi nó. Chỉ khi đó mày mới có thể thoát khỏi nó."

Còn "nghiệp lực" này có ảnh hưởng tới kiếp sau của mày không ? Tao ko biết. Nếu mày muốn biết, mày nên thiền định tới 1 tầng đủ sâu có lẽ mày sẽ unlock được ký ức tiền kiếp và có thể tự chứng. Phật mô tả rằng những kẻ thiền định ở tầng sâu tới 1 mức độ nào đó sẽ có thể có khả năng như vậy.
 

silentnight

Yếu sinh lý
Con đường của phật chú trọng vào tự chứng. Sự tự chứng diễn ra khi người ta trải qua cái gì đó và xác nhận rằng nó là đúng.
Nhưng có 1 số thứ chỉ khi mày là bọn chứng ngộ, hoặc thiền định đạt cấp siêu cao mày mới xác nhận được. Phật từng mô tả về các câu hỏi và ảo tưởng "của những kẻ mà đã thiền định ở cấp cao" và đã có những kinh nghiệm thực sự "tự chứng" về bản chất thế giới.
Tới lũ đó. Tự chứng được những thứ siêu phàm. Mà đang còn có khả năng mắc phải ảo tưởng. Thì liệu lũ chỉ học vẹt trên giấy đạt được giác ngộ kiểu gì ?

Còn theo phật mô tả, bản chất của thế giới là vận hành, khởi sinh, suy bại, hoại diệt đều do nghiệp lực. Khi mà còn nghiệp lực thì vẫn còn tương tác, vẫn còn xoay vòng. Mọi thứ trong thế giới cũng phải chịu quy luật như vậy.

Thay vì trả lời về mấy cái câu hỏi mà sau khi chết mày chưa chắc đã tự trả lời được thì tao sẽ ví dụ cho mày dễ hiểu hơn về cái gọi là "nghiệp lực"

Tao chửi bới xúc phạm 1 thằng nào đó ở 1 diễn đàn nào đó. Nó cay cú.
Khi nó cay cú, nó tạo thành 1 chấp niệm trong đầu nó muốn trừng trị tao vào 1 thời điểm không xác định trong tương lai.
Sau đó, nó chờ đợi, quan sát cái cơ hội để có thể "trừng phạt". Việc chờ đợi này chính là do cái gọi là "nghiệp lực". Việc "trừng phạt" (nếu có) sau đó chính là nghiệp quả, kết quả.

Và nghiệp lực này chỉ biến mất khi mà việc "trừng phạt" xảy ra, hoặc khi thằng kia nhận thấy rằng "vô nghĩa làm sao, sao tao phải đi trừng phạt mấy cái thể loại cặn bã đấy ? Cứ để đời tự dạy nó. Tao còn nhiều việc khác để làm".

Trong bản thân mỗi người đều tồn tại những "nghiệp lực" như vậy. Những lực này thao túng hành động của họ, suy nghĩ của họ (trong kiếp sống của họ) từ trước khi họ sinh ra (trai gái qhtd cũng là do nghiệp lực), và rõ ràng , cả sau khi họ chết đi.

Và mày có thể tự chứng như thế này "khi mà mày vẫn còn tồn tại nghiệp lực trong cơ thể, trong tâm thức thì vẫn bị nó thao túng. Chỉ khi nghiệp lực biến mất, mày mới thoát được khỏi nó. Chỉ khi đó mày mới có thể thoát khỏi nó."

Còn "nghiệp lực" này có ảnh hưởng tới kiếp sau của mày không ? Tao ko biết. Nếu mày muốn biết, mày nên thiền định tới 1 tầng đủ sâu có lẽ mày sẽ unlock được ký ức tiền kiếp và có thể tự chứng. Phật mô tả rằng những kẻ thiền định ở tầng sâu tới 1 mức độ nào đó sẽ có thể có khả năng như vậy.
Tao thấy mày cũng là 1 người tìm hiểu khá kĩ. Trong nghiên cứu Phật giáo, tao luôn muốn lồng ghép giữ tôn giáo và khoa học nên sẽ có câu hỏi kiểu như mày nói, tao không phủ định những gì mày nói nhưng nếu có thể trong tầm hiểu biết thì vẫn muốn tìm hiểu, chưa bàn đến đúng sai mà ở dạng nhiều góc độ để thêm góc nhìn thôi.
 

olaolachacha

Yếu sinh lý
Tao thấy mày cũng là 1 người tìm hiểu khá kĩ. Trong nghiên cứu Phật giáo, tao luôn muốn lồng ghép giữ tôn giáo và khoa học nên sẽ có câu hỏi kiểu như mày nói, tao không phủ định những gì mày nói nhưng nếu có thể trong tầm hiểu biết thì vẫn muốn tìm hiểu, chưa bàn đến đúng sai mà ở dạng nhiều góc độ để thêm góc nhìn thôi.
Mày không cần đọc kinh sách cm gì hết. Mày chỉ cần làm theo đúng phương pháp nguyên thủy của phật dạy khi học tập là được. Rồi theo thời gian vô minh trong mày sẽ dần tan biến.

1. Chỉ thực sự tin vào 1 thứ gì đó và thực hành theo thứ đó khi đã quán sát, thấu triệt rằng thứ đó là đúng đắn và mang lại lợi ích lâu dài.

2. Giữ giới : bao gồm không sát sinh (tạo nghiệp lực rất mạnh), không chất kích thích (gây mất kiểm soát thân tâm - là phụ gia cho việc tạo nghiệp lực), không tà dâm, không nói láo nói dối, không trộm cắp.
Tao ko ép buộc mày phải giữ giới, nhưng khi mày phá những giới luật ở trên và mày để ý một chút, mày sẽ thấy một số sẽ tạo ra nghiệp quả mà làm mày phiền não. Khi mày xác nhận rằng việc hành động nào sẽ dẫn tới phiền não và các hậu quả ngu dốt, mày cắt đứt khỏi hành động đó.

3. Thiền định. Thiền định ở đây không chỉ là ngồi thiền tĩnh toạ. Mục đích của thiền là chữ "định" ở phía sau. Mày làm gì kệ mày. Miễn là mày có chữ "định" đó trong tâm thức là được. Nó giúp người ta khi đối mặt với sự việc gì đấy không lập tức bị cuốn theo ngay, mà có chút tĩnh lặng, đủ thời gian quan sát một cách tỉnh táo.

4. Trí tuệ. Trí tuệ đạt được không phải bằng cách học thuộc lòng. Mà là quan sát liên tục cả bên ngoài và trong bản thân mình. Quan sát bên ngoài là để nhìn cách mà nghiệp lực tương tác trong thế giới, cách thế giới vận hành. Quan sát bên trong là để nhìn xem trong bản thân đang tồn tại nghiệp lực gì, tồn tại định kiến gì... Từ đó có cái gọi là trí tuệ.
Việc quan sát này chỉ có thể thực hiện tốt khi mà người ta "định" như tao mô tả ở trên.

Khi mày thực hành được đúng những thứ tao ghi ở trên. Mày khi đó sẽ tự nhiên nhận ra rằng có những cái nên học, có những cái không nên học. Có những cái nên tìm hiểu, có những cái không nên tìm hiểu. Việc tìm hiểu không đúng chỉ làm đầy não bộ mày bởi những thứ rác rưởi và định kiến, chứ không làm mày uyên bác hơn đâu
 

silentnight

Yếu sinh lý
Mày không cần đọc kinh sách cm gì hết. Mày chỉ cần làm theo đúng phương pháp nguyên thủy của phật dạy khi học tập là được. Rồi theo thời gian vô minh trong mày sẽ dần tan biến.

1. Chỉ thực sự tin vào 1 thứ gì đó và thực hành theo thứ đó khi đã quán sát, thấu triệt rằng thứ đó là đúng đắn và mang lại lợi ích lâu dài.

2. Giữ giới : bao gồm không sát sinh (tạo nghiệp lực rất mạnh), không chất kích thích (gây mất kiểm soát thân tâm - là phụ gia cho việc tạo nghiệp lực), không tà dâm, không nói láo nói dối, không trộm cắp.
Tao ko ép buộc mày phải giữ giới, nhưng khi mày phá những giới luật ở trên và mày để ý một chút, mày sẽ thấy một số sẽ tạo ra nghiệp quả mà làm mày phiền não. Khi mày xác nhận rằng việc hành động nào sẽ dẫn tới phiền não và các hậu quả ngu dốt, mày cắt đứt khỏi hành động đó.

3. Thiền định. Thiền định ở đây không chỉ là ngồi thiền tĩnh toạ. Mục đích của thiền là chữ "định" ở phía sau. Mày làm gì kệ mày. Miễn là mày có chữ "định" đó trong tâm thức là được. Nó giúp người ta khi đối mặt với sự việc gì đấy không lập tức bị cuốn theo ngay, mà có chút tĩnh lặng, đủ thời gian quan sát một cách tỉnh táo.

4. Trí tuệ. Trí tuệ đạt được không phải bằng cách học thuộc lòng. Mà là quan sát liên tục cả bên ngoài và trong bản thân mình. Quan sát bên ngoài là để nhìn cách mà nghiệp lực tương tác trong thế giới, cách thế giới vận hành. Quan sát bên trong là để nhìn xem trong bản thân đang tồn tại nghiệp lực gì, tồn tại định kiến gì... Từ đó có cái gọi là trí tuệ.
Việc quan sát này chỉ có thể thực hiện tốt khi mà người ta "định" như tao mô tả ở trên.

Khi mày thực hành được đúng những thứ tao ghi ở trên. Mày khi đó sẽ tự nhiên nhận ra rằng có những cái nên học, có những cái không nên học. Có những cái nên tìm hiểu, có những cái không nên tìm hiểu. Việc tìm hiểu không đúng chỉ làm đầy não bộ mày bởi những thứ rác rưởi và định kiến, chứ không làm mày uyên bác hơn đâu
Ko biết mày đến cấp độ nào nhưng những thứ mày nói tao biết và đang thực hành dần từ những việc nhỏ nhất, tất nhiên là khó và cần nhiều công phu. Cảm ơn mày về những chia sẽ.
 

allendinh

Yếu sinh lý
Chưa được kiểm chứng nhưng nó là có thật. Bản thân khoa học cũng dựa vào niềm tin cả thôi.
Ý tao muốn hỏi: Cơ chế của "thức tái sanh" khi đi đầu thai vào thân xác khác diễn ra như thế nào?
Nói dễ hiểu là khi ngũ uẩn tan hoại, nếu khát ái vẫn còn tồn tại nó sẽ tạo ra một duyên mới, các duyên của ngũ uẩn cũ sẽ tập hợp lại, 1 sankhara mới được bắt đầu, sankhara bắt đầu dẫn đến ngũ uẩn mới xuất hiện, sự sinh được hình thành. Đó là luân hồi. Nó có thể được tóm tắt là một duyên khởi trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên làm nền tảng cho 1 duyên khởi.
Không có thức nào tái sinh cả. Thức cũng chỉ là một uẩn. Mọi sự khởi đầu đều sẽ dẫn đến kết thúc, không có thức vĩnh hằng.
Thức tái sinh là một ảo ảnh, khi đạt định ở mức độ cao hoặc tuệ hiệp thế ở mức độ cao sẽ có 1 cảm giác về 1 sự nhận thức thuần túy vĩnh hằng bất biến. Sự nhận thức đó là cái mà ngày nay mọi người gọi là giác ngộ. Đó là cội nguồn của khái niệm thức tái sinh.
 

allendinh

Yếu sinh lý
Ko biết mày đến cấp độ nào nhưng những thứ mày nói tao biết và đang thực hành dần từ những việc nhỏ nhất, tất nhiên là khó và cần nhiều công phu. Cảm ơn mày về những chia sẽ.
Ông đó đi khá xa ở mức hiệp thế đấy, nhưng chưa đạt được giác ngộ. Bình luận đậm tính kinh nghiệm luôn.
Cơ mà xamvn là diễn đàn 18+ mà nhiều anh hùng hào kiệt quá, cũng có một thớt khác nói về chủ đề này. Mà ông kia thì nặng lý thuyết quá.
 

silentnight

Yếu sinh lý
Ông đó đi khá xa ở mức hiệp thế đấy, nhưng chưa đạt được giác ngộ. Bình luận đậm tính kinh nghiệm luôn.
Diễn đàn 18+ mà cũng địa linh nhân kiệt quá.
Ông ấy nói chủ yếu cũng là con đường bát chánh đạo thôi, bản chất nói thì dễ, chứ thực hành bát chánh đạo phải rất công phu tu tập.
 

silentnight

Yếu sinh lý
Nói dễ hiểu là khi ngũ uẩn tan hoại, nếu khát ái vẫn còn tồn tại nó sẽ tạo ra một duyên mới, các duyên của ngũ uẩn cũ sẽ tập hợp lại, 1 sankhara mới được bắt đầu, sankhara bắt đầu dẫn đến ngũ uẩn mới xuất hiện, sự sinh được hình thành. Đó là luân hồi. Nó có thể được tóm tắt là một duyên khởi trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên làm nền tảng cho 1 duyên khởi.
Không có thức nào tái sinh cả. Thức cũng chỉ là một uẩn. Mọi sự khởi đầu đều sẽ dẫn đến kết thúc, không có thức vĩnh hằng.
Thức tái sinh là một ảo ảnh, khi đạt định ở mức độ cao hoặc tuệ hiệp thế ở mức độ cao sẽ có 1 cảm giác về 1 sự nhận thức thuần túy vĩnh hằng bất biến. Sự nhận thức đó là cái mà ngày nay mọi người gọi là giác ngộ. Đó là cội nguồn của khái niệm thức tái sinh.
Cảm ơn mày, tao đang hiểu mày đang nói về thập nhị nhân duyên.
 

allendinh

Yếu sinh lý
Ông ấy nói chủ yếu cũng là con đường bát chánh đạo thôi, bản chất nói thì dễ, chứ thực hành bát chánh đạo phải rất công phu tu tập.
Ổng có kinh nghiệm đó fen. Khi fen thực hành tới một ngưỡng nhất định fen cũng sẽ nói y hệt ổng. Ổng chỉ không đúng ở chỗ thứ tự giới định tuệ thôi. Vì cái đó tùy thuộc vào từng người, nếu tín căn vượt trội thì giới đi đầu, nếu định căn vượt trộ thì định đi đầu, nếu tuệ căn vượt trội thì tuệ đi đầu. Con đường phụ thuộc vào người đi chứ không cố định.
 

olaolachacha

Yếu sinh lý
Ổng có kinh nghiệm đó fen. Khi fen thực hành tới một ngưỡng nhất định fen cũng sẽ nói y hệt ổng. Ổng chỉ không đúng ở chỗ thứ tự giới định tuệ thôi. Vì cái đó tùy thuộc vào từng người, nếu tín căn vượt trội thì giới đi đầu, nếu định căn vượt trộ thì định đi đầu, nếu tuệ căn vượt trội thì tuệ đi đầu. Con đường phụ thuộc vào người đi chứ không cố định.
Giới được tạo ra để ngăn chặn nghiệp quả tạo ra trong tương lai.
Vấn đề là giữ giới chính xác cần phải có tín mạnh mẽ "niềm tin mạnh mẽ"

Có 2 mẫu người như vậy. Ở xen giữa của 2 mẫu người này là những kẻ có nghi ngờ.

1 là mẫu tin một cách vô điều kiện. Bọn này giữ giới được, nhưng sẽ khó khăn để hiểu biết, học tập (vì đã tin cái gì thì sẽ bám vào cái đó, không hiểu bản chất bên trong). Lòng tin của những kẻ này tựa như cái cây có gốc rễ không bám sâu vào đất, nên chỉ mọc nông nông vậy thôi chứ không phát triển lên cao thêm được.

2 là mẫu mà tin, khi mà đã xác nhận rằng đúng đắn đó là thứ cần tin. Là những kẻ mà nói rằng "tao giữ giới bởi vì tao biết rằng nó đúng đắn, không phải bởi vì phật nói nó đúng đắn hay bất cứ kẻ nào khác nói rằng nó đúng đắn".
Ở trường hợp này, tin ở đây đã trở thành "đức tin", bám rễ và hầu như không có khả năng lay chuyển.

Giữ giới là cách để mà phát triển định. Và nhờ định mà mới có tuệ. Nhờ tuệ mà việc giữ giới càng thêm sâu dày. 3 cái này hỗ trợ lẫn nhau, không cái nào quan trọng hơn cái nào. Kẻ nào thực sự trải nghiệm qua mới có thể hiểu được điều đấy.
 

allendinh

Yếu sinh lý
Giới được tạo ra để ngăn chặn nghiệp quả tạo ra trong tương lai.
Vấn đề là giữ giới chính xác cần phải có tín mạnh mẽ "niềm tin mạnh mẽ"

Có 2 mẫu người như vậy. Ở xen giữa của 2 mẫu người này là những kẻ có nghi ngờ.

1 là mẫu tin một cách vô điều kiện. Bọn này giữ giới được, nhưng sẽ khó khăn để hiểu biết, học tập (vì đã tin cái gì thì sẽ bám vào cái đó, không hiểu bản chất bên trong). Lòng tin của những kẻ này tựa như cái cây có gốc rễ không bám sâu vào đất, nên chỉ mọc nông nông vậy thôi chứ không phát triển lên cao thêm được.

2 là mẫu mà tin, khi mà đã xác nhận rằng đúng đắn đó là thứ cần tin. Là những kẻ mà nói rằng "tao giữ giới bởi vì tao biết rằng nó đúng đắn, không phải bởi vì phật nói nó đúng đắn hay bất cứ kẻ nào khác nói rằng nó đúng đắn".
Ở trường hợp này, tin ở đây đã trở thành "đức tin", bám rễ và hầu như không có khả năng lay chuyển.

Giữ giới là cách để mà phát triển định. Và nhờ định mà mới có tuệ. Nhờ tuệ mà việc giữ giới càng thêm sâu dày. 3 cái này hỗ trợ lẫn nhau, không cái nào quan trọng hơn cái nào. Kẻ nào thực sự trải nghiệm qua mới có thể hiểu được điều đấy.
Do fen có tín căn vượt trội sẵn thôi. Nếu tuệ căn vượt trội tín căn yếu sẽ khác.
Vì fen có tín căn vượt trội nên lộ trình fen đi sẽ là giới định tuệ. Người đi theo hướng này gọi là người đi theo đức tin.
Còn tuệ căn vượt trội thì tuệ phát sinh đầu tiên, tuệ dẫn đến định và giới. Theo sự gia tăng của hiểu biết định trở nên thâm sâu và tự điều chỉnh hành vi theo tuệ. Người đi theo hướng này gọi là người đi theo pháp.
Cả 2 cuối cùng đều đi đến giác ngộ. Sau khi giác ngộ thì tất cả đều chia sẻ chung hiểu biết về anicca, dukkha, anatta (vô thường, khổ, không - từ này dịch là không sẽ ổn hơn tránh hiểu nhầm hơn là vô ngã vì atta không đơn giản chỉ là ngã mà còn có nghĩa là một hay đạo hay duy nhất nữa).
Tuy nhiên người theo pháp thường sẽ đi đến trạng thái kiến đáo, tức là đạt được tuệ giác thuần túy về không đầu tiên, sau đó là vô thường và khổ. Người theo đức tin sẽ đạt được hiểu biết về vô thường hoặc khổ, sau đó đến không.
Và định cùng tuệ không thật sự tạo nên tuệ giải thoát. Chỉ khi fen không thỏa mãn với tuệ hiệp thế - trong trường hợp của fen là do giới và định tạo nên, và tiếp tục tiến bộ mới đạt được. Phần lớn người theo đạo Phật bị mắc kẹt ở bước này. Đủ giới đủ định đủ tuệ nhưng không đủ khát khao.
Khi fen đã đạt được tuệ thì giữ giới đơn giản là vì không có động lực để vi phạm mà thôi. Nói dễ hiểu thì vi phạm giới cần nhiều nỗ lực hơn là giữ giới. Định cũng vậy, giữ được định đơn giản vì ở trong định ít cần nỗ lực hơn là bước khỏi định.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên